Tin Tức

Ngôn ngữ cơ thể của bé chưa biết nói giúp mẹ nhận ra nhu cầu của con

Giờ đây khoa học tiến bộ đã cho phép các bà mẹ học hỏi để biết nhu cầu kể cả khi bé chưa biết nói, mẹ chỉ nhìn những hành động này cũng đoán được ý con. Không chỉ có thể qua tiếng khóc, các máy móc hiện đại nghiên cứu chuyên dụng ngày này cũng biết được tình trạng và nhu cầu của trẻ.

Vì thế để làm mẹ tốt hiểu được ngôn ngữ cơ thể của bé giúp mẹ đáp ứng nhu cầu cho con nhanh và chính xác hơn. Giúp bé nhà bạn phát triển nhanh hơn khỏe mạnh hơn đỡ bị bệnh hơn. Bởi vì cơ chế trẻ đã có thể giao tiếp với bố mẹ trước cả khi biết nói. Con có khả năng thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau từ hạnh phúc đến buồn bã qua các cử chỉ, điệu bộ cơ thể. Bởi vậy đọc vị được ngôn ngữ cơ thể của con sẽ giúp mẹ hiểu được con cần gì để đáp ứng nhanh chóng. Sau đây là những gợi ý giúp mẹ hiểu con hơn.

1. Hành động đá chân của trẻ

Nếu để ý bé nhà bạn hay đá chân, nếu bé sẽ đá chân là biểu hiện của bé khi cảm thấy hạnh phúc. Đó là cách để bé thể hiện sự phấn khích và vui vẻ của mình. Mẹ sẽ thấy bé thường đá chân trong lúc tắm hoặc khi được mẹ chơi đùa cùng. Khi chưa thể hiện được nhiều bằng cách cười nói thì bé chân là ngôn ngữ cơ thể đầu tiên của bé.

Bé đá chân nghĩa là bé đang vui, đang hài lòng hạnh phúc
Bé đá chân nghĩa là bé đang vui, đang hài lòng hạnh phúc

Vì đá chân rất tốt cho sự phát triển của bé lên điều mẹ nên làm là khuyến kích con. Đá chân giúp cơ bắp của bé phát triển rất có lợi cho việc bò sau này. Bởi vậy, mẹ hãy khuyến khích con đá chân thường xuyên bằng cách dành nhiều thời gian chơi với bé hơn. Ngoài ra chơi với bé sẽ kích thích sự phát triển nhiều cơ quan cảm nhận khác của bé nữa.

2. Che mắt và dụi mắt

Che mắt là hành động bắt trước của bé khi được mẹ chỉ cho trò trơi ú òa. Ú òa là một trò chơi rất được các bé yêu thích. Từ 8 đến 9 tháng tuổi bé đã có thể tự chơi ú òa một mình. Nếu bé che mắt và không có dấu hiệu buồn ngủ thì có nghĩa là bé đang muốn chơi. Nếu có thời gian mẹ hãy chơi cùng bé để kích thích nhanh hơn sự phát triển của bé.

Dụi mắt cũng giống như người lớn, bé sẽ dụi mắt khi mệt và buồn ngủ. Đây là hành động cơ thể báo cho mắt đã mệt mỏi và muốn được nghỉ ngơi. Ở trẻ em giấc ngủ là rất quan trọng vì thế điều mẹ nên làm nếu bé muốn chơi ú òa thì mẹ hãy cùng tham gia trò chơi. Quan sát các biểu hiện trên mặt bé và phản ứng lại. Nếu bé có dấu hiệu mệt và buồn ngủ thì mẹ nên đưa con vào phòng để ru ngủ.

3. Dang rộng tay

Tiếp theo là hành động dang tay vẫy mạnh 2 tay từ ngoài vào trong nghĩa là bé đang trong tâm trạng thoải mái. Khi đó bé thường cảm thấy thư giãn và muốn khám phá thế giới xung quanh. Đây là thời gian thích hợp để cho bé ra ngoài chơi. Dang rộng tay cũng thể hiện việc bé muốn được mẹ bế và cưng nựng.

Vì thế điều mẹ nên làm là mẹ nếu không mệt thì hãy tranh thủ tâm trạng vui tươi của bé để cùng nhau ra ngoài chơi. Mẹ có thể mang theo đồ chơi của bé rồi cùng đi mua sắm và dạo đường phố. Bé sẽ rất thích thú khi được ra ngoài trong lúc này. Hãy cho bé nhà bạn ra ngoài nhiều hơn để cảm nhận và tập dần quen với môi trường xung quanh sẽ rất tốt cho sự phát triển của bé.

Khi bé cứng cáp bạn có thể mua xe đạp ba bánh trẻ em để kích thích sự phát triển thể năng của bé hơn nữa.

4. Kéo tai

Hành động kéo tai hay vò đầu bứt tai của trẻ lớn hơn một chút là phấn khích hoặc có gì không ổn ở đầu và tai. Trẻ nhỏ kéo tai có thể là cách bé thể hiện sự phấn khích khi khám phá ra đôi tai của mình. Tuy nhiên bé cũng có thể kéo tai khi mọc răng. Còn một số trường hợp bé khóc và ôm lấy tai thì bé có thể bị nhiễm trùng tai.

Phản ứng của mẹ là cần chú ý các biểu hiện của con để biết chính xác con gặp vấn đề gì. Nếu bé phấn khích vì điều gì thì cứ kích thích trẻ. Nếu bé đang mọc răng thì phải giúp bé thấy thoải mái nhất. Khi bé khóc và ôm tai mẹ cần đưa con đến bác sĩ kiểm tra.

5. Khóc to

Hàng tá lý do khác nhau khiến trẻ sơ sinh khóc, bởi vì trong thời điểm đầu khi bị khó chịu có gì không ổn cho sự phát triển hầu như bé chỉ biết khóc. Như đói, buồn ngủ, mọc răng, sợ hãi, tã bẩn, thời tiết nóng và lạnh. Ngoài ra khi nhận thức được một chút có thể thời điểm bé được 6 đến 8 tháng tuổi bé có thể khóc khi bố mẹ rời phòng vì cảm thấy sợ hãi.

Vì thế mẹ của bé cứ bình tĩnh tìm hiểu các nguyên nhân gây cho bé khó chịu để có phương pháp sử lý kịp thời. Như cho ăn, cho ngủ, thay tã, … Nếu bé khóc vì sợ ở một mình mẹ nên nói chuyện, trấn an bé giảm lo lắng. Chủ yếu là mẹ cần chú ý theo dõi để để có cách giải quyết hợp lý cho mỗi tình huống.

Xem thêm: Biểu hiện bệnh của trẻ mà mẹ không thể xem nhẹ

6. Xoắn tóc

Ngôn ngữ rất hay nữa là bé có thể xoắn tóc của mình khi cảm thấy lo lắng với xung quanh, như khi có một người giữ trẻ mới hay một nhóm người ồn ào ở trong phòng. Đây là thứ ngôn ngữ cơ thể đặc biệt cho ta biết cách tự vệ của bé, không muốn bị làm phiền bị tác động không mong muốn.

Và để trấn tĩnh bé mẹ nên đưa cho bé món đồ chơi yêu thích để trấn an. Mẹ cũng có thể nói chuyện để dỗ dành bé bớt lo lắng. Vỗ về và ở bên cạnh bé để trấn an và mang lại sự thoải mái cho bé khi lần sau có tình huống tương tự bé sẽ không phải lo lắng nữa.

7. Mỉm cười

Khi bé lớn lên một chút từ 6 đến 8 tuần tuổi, bé bắt đầu nở nụ cười đầu tiên. Nó thường thể hiện cho sự thỏa mãn khi được ăn no. Khi bé lớn hơn, bé sẽ cười có kiểm soát hơn và thường cười với người thân. Đây có thể là hành động tuyệt vời nhất đánh dấu sự phát triển đầu tiên của bé khi có ý thức ban đầu.

Ngôn ngữ cơ thể tuyệt vời nhất chủ động đầu tiên là bé mỉm cường
Ngôn ngữ cơ thể tuyệt vời nhất chủ động đầu tiên là bé mỉm cường

Trong trường hợp này điều mẹ nên làm khi bé mỉm cười lần đầu, mẹ hãy cười lại với con và khen ngợi con. Dù bé chưa hiểu bạn nói gì nhưng bé sẽ cảm nhận được. Và kích thích bé cười nhiều hơn nữa, khiến bé có tâm trạng vui hơn kích thích bé phát triển hơn. Ngoài ra mẹ có thể tranh thủ dậy các trò chơi nhỏ cho bé như ú òa.

8. Bập bẹ nói chuyện

Giai đoạn phát triển tiếp theo nữa là giữa hai và ba tháng tuổi bé đã biết nói chuyện lại với bố mẹ bằng cách ê, a. Khoảng 4 đến 6 tháng tuổi, bé sẽ thử nghiệm nhiều hơn với việc này. Bé sẽ bắt đầu nói nhiều hơn và thử cách thêm các nguyên âm và phụ âm khác nhau. Gọng nói của bé sẽ thể hiện rất nhiều cảm xúc từ hạnh phúc, háo hức, hài lòng đến tức giận.

Khi bé muốn nói chuyện mẹ hãy nói chuyện nhiều với bé nhé. Đơn giản mẹ chỉ cần mô tả lại những điều mình đang làm như “Mẹ sẽ nước vào bồn tắm của con nhé!” hay là “Đây là con bướm xinh đẹp”. Khuyến khích con nói chuyện bằng cách bắt chước những âm thanh của con. Sẽ rất tốt cho sự phát triển nhận thức trí não cho trẻ giai đoạn đầu đời.

Bài viết liên quan

Mời bạn bình luận